Kết Quả Tìm Kiếm

QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ, XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ VÀO VÙNG ĐẤT LAI UYÊN, HUYỆN BÀU BÀNG, BÌNH DƯƠNG (1975 - 2000)

Bài viết làm rõ nguồn gốc, thành phần gia đình và nguyên nhân di cư đến vùng đất Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương giai đoạn 1975 - 2000. Phân tích đời sống kinh tế, đời sống văn hóa -xã hội của người dân di cư đến Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương từ năm 1975 - 2000...


Vài nét về huyện Bù Đốp, Bình Phước trong quá trình lịch sử

Bù Đốp là vùng đất nằm trong “khu đệm” của vùng nối liền phía Bắc và Đông Bắc Sài Gòn với vùng đồi núi thấp ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Cư dân ở Bù Đốp bao gồm nhiều bộ phận từ nhiều vùng khác nhau tụ họp về trong suốt quá trình lịch sử, cùng đoàn kết gắn bó với nhau để bảo vệ vùng đất quê hương của mình. Trước thế kỷ XIX, Bù Đốp là vùng đất hoang sơ, chủ yếu rừng rậm bạt ngàn, là địa bàn cư trú chủ yếu của các cộng đồng dân tộc ít người như: Mạ, Stiêng, Chơ Ro… Đầu thế kỷ XIX, chính quyền nhà Nguyễn bắt đầu thiết lập những đồn thủ biên phòng, cử quân đội đến đây đồn trú để bảo vệ biên giới. Những binh lính người Việt, cùng với gia đình của họ đã đến sinh sống ở khu vực này. Theo thời gian, lưu dân người Việt tìm đến đây càng đông đảo hơn, cùng cộng cư với các cộng đồng cư dân bản địa, khai phá đất đai, lập làng xóm, cùng chiến đấu bảo vệ vùng đất biên viễn phía Tây của tỉnh Biên Hòa (sang thời thuộc Pháp là tỉnh Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé sau thống nhất, hiện nay là tỉnh Bình Phước).


Tam đạo: Tân Châu – Hùng Ngự - Chiến Sai, quá trình dịch chuyển đồn thủ từ Doanh Châu lên Tân Châu trong lịch sử

Năm 1757, để trả ơn chúa Nguyễn đã giúp lên ngôi vua Chân Lạp, Nặc Tôn đã dâng đất Tầm Phong Long, vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu phía thượng lưu. Kể từ đây, vùng đất này được kiểm soát hoàn toàn bởi chúa Nguyễn, cùng với sự thiết lập nền hành chính trên vùng đất mới, chúa Nguyễn cho xây dựng hệ thống đồn thủ để bảo vệ biên cương. Vùng thượng lưu sông Tiền thuộc Tân Châu kéo dài đến huyện Chợ Mới ngày nay, chúa Nguyễn cho lập Tân Châu đạo, bản doanh đặt tại Doanh Châu (cù lao Giêng ngày nay) nằm giữa sông Tiền, đặt thêm hai thủ Hùng Thắng (về sau là Hùng Ngự) bên bờ tả sông Tiền và thủ Chiến Sai bên bờ hữu sông Tiền. Đây là hệ thống đồn bảo phòng ngự bảo vệ khu vực khá lâu, đến năm 1819 vua Gia Long cho dời đạo Tân Châu lên sát biên giới là vùng đất Tân Châu ngày nay và đồng thời cũng chuyển hai thủ Chiến Sai và Hùng Ngự lên cùng. Cả ba đồn bảo mới lại được xây dựng tại khu vực biên giới là bảo Tân Châu, bảo Hùng Ngự và bảo Chiến Sai nhằm bảo vệ khu vực sông Tiền tại Tân Châu. Trải qua thời gian sử dụng, các đồn bảo này phục vụ công tác bảo vệ vùng đất biên giới và chịu nhiều lần tấn công phá hủy của quân thù. Và theo thời gian cũng như sự suy giảm chức năng khi nền đô hộ thực dân Pháp thiết lập trên vùng đất Nam Kỳ từ sớm, hệ thống đồn bảo tại khu vực Tân Châu đã trở nên mờ nhạt và đến ngày nay hầu như hoàn toàn mất dấu vết. Với mong muốn đưa lại hệ thống phòng ngự bảo vệ trực tiếp Tân Châu đạo được thành lập từ 1757 và chuyển qua hai lần đặt vị trí, dịch chuyển từ hạ lưu (Doanh Châu) lên thượng lưu (Tân Châu), tác giả mong muốn tìm lại những vị trí từng đặt đồn bảo tại hai khu vực của Tân Châu đạo trong lịch sử.


Quá trình hình thành văn hóa đô thị Bình Dương.

Trong bài viết này tác giả vận dụng lý thuyết tương quan, nguyên lý động-tĩnh của phương pháp nghiên cứu văn hóa đô thị, để nhận biết các tiến trình tương tác và chuyển biến của văn hóa đô thị trong phạm vị không gian và thời gian. Lý thuyết tương quan thể hiện sự tương tác chuyển biến, còn nguyên lý động-tĩnh: nghiên cứu trạng thái động là bản chất của hiện tượng đô thị, làm cho đô thị không ngừng biến đổi về hình thức và chức năng trong quá trình đô thị hóa: Về thời gian: quá trình đô thị hóa mang tính liên tục và xuyên suốt: đô thị nông nghiệp, đô thị thương nghiệp, sự phát triển hệ thống giao thông… Về không gian: không gian sống, địa điểm tập trung dân cư ở thị tứ, trung tâm hành chính, sự biến đổi môi trường sống… Về chủ thể: con người vừa là tác nhân vừa là sản phẩm, chủ thể văn hóa trong môi trường đô thị. Từ năm 1900 tỉnh Thủ Dầu Một ra đời đánh dấu bước đầu hình thành của một văn hóa đô thị, tỉnh Thủ Dầu Một- Bình Dương thay đổi trên mọi phương diện. Sự thay đổi đó đã được ghi nhận từ phía nhà sử học, nhà nghiên cứu trong nước, cũng như sự ghi nhận, phản ánh của người nước ngoài.


Quá trình "Ấn Độ Hóa" trong lịch sử Đông Nam Á tiếp cận từ cơ sở "Bản Địa Hóa"

Ấn Độ là một trong bốn nền văn minh cổ đại đã đóng góp đáng kể vào tiến trình phát triển của nhân loại. Trong quá trình phát triển và mở rộng ảnh hưởng của mình, Ấn Độ đã có sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các khu vực khác, trong đó có khu vực Đông Nam Á.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24436935